Khi nhắc tới công việc của ngành cơ khí thì thường có liên tưởng ngay tới sắt thép, liên quan tới các công việc như tiện, phay, bào, hàn…Có thể coi cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc, thiết bị hoặc vật dụng hữu ích. Như vậy cơ khí chính là một ngành chủ yếu tạo ra tư liệu lao động của con người trong thế giới hiện đại.

Cơ khí chế tạo máy được hiểu đơn giản như chính cái tên của nó – là ngành chế tạo ra các loại máy móc và thiết bị sản xuất. Khi nhắc tới trình độ phát triển công nghiệp của một quốc gia thì chế tạo máy chiếm một vị trí vô cùng quan trọng.

Hiện tại ngành này được đào tạo trong các trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp, trường nghề. Các khoa, viện được phân chia theo ngành: Cơ khí, cơ khí chế tạo, cơ khí động lực, máy tàu, đóng tàu, với các chuyên ngành: Cơ khí chế tạo, cơ điện tử, công nghệ tự động, kỹ thuật công nghiệp, động cơ diesel và máy phụ, khung gầm, điện ôtô, cơ khí hóa, cơ khí ô tô, kỹ thuật nhiệt lạnh, máy xây dựng, máy xếp dỡ, khai thác máy tàu biển, cơ học…

 

Công việc của kỹ sư chế tạo máy
Nước ta đang nỗ lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa để hội nhập với nền kinh tế thế giới sau khi gia nhập WTO. Do đó, nhu cầu về máy móc, thiết bị rất lớn khiến cơ hội làm việc trong ngành cơ khí càng trở nên rộng mở hơn bao giờ hết. Khi tích lũy được nhiều kinh nghiệm, bạn có thể thăng tiến lên các vị trí cao hơn hoặc làm chủ những cơ sở, công ty cơ khí riêng.
Những vị trí việc làm các kỹ sư chế tạo máy có thể đảm nhiệm:

- Thiết kế và lên bản vẽ các loại máy móc, thiết bị cho sản xuất như: máy sản xuất mì ăn liền, máy sản xuất bánh, kẹo, máy đóng gói, đóng chai, đóng hộp, máy thu hoạch trong nông nghiệp,

- Thi công hoặc giám sát việc thi công và hoàn tất các máy và thiết bị sản xuất đã thiết kế.

- Tham gia bộ phận vẽ kỹ thuật cơ khí, đòi hỏi phải có kiến thức về cơ khí, các phần mềm CAD

- Lập trình gia công máy CNC

- Tham gia lắp đặt các thiết bị máy móc cơ khí cho các nhà máy, công trình: Nhà máy thủy điện, nhiệt điện, xi măng, đóng tàu...

- Tham gia công việc khai thác hệ thống sản xuất công nghiệp: vận hành, bảo trì, xử lý sự cố các thiết bị công nghiệp

- Tham gia thiết kế các sản phẩm cơ khí, giám sát quá trình sản xuất ra các thiết bị cơ khí đó

- Tham gia gia công sản phẩm: tiện, phay, hàn, gia công vật liệu….

Môi trường làm việc

- Thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị máy móc nếu bạn làm ở vị trí sản xuất, bảo dưỡng thiết bị.

- Nếu chuyên về thiết kế, bạn sẽ làm việc trong môi trường sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi: Phòng kỹ thuật, phòng dự án...

- Nếu bạn làm trong môi trường sản xuất, thì thường phải tiếp xúc với các máy móc, sắt thép, dầu nhớt,… và kể cả tiếng ồn.

- Với tính chất của công việc thì bạn thường phải làm việc theo nhóm và theo tổ, cakíp.

Những tố chất cần thiết cho người kỹ sư chế tạo máy

- Là dân Cơ khí bạn cần phải có sự đam mê với công việc, với ngành nghề mà bạn đã lựa chọn

- Có tư duy sáng tạo, tư duy logic

- Có sức khỏe tốt

 

Các tin khác

Kỹ sư Cơ khí – Ngành nghề có mức thu nhập đáng mơ ước tại Úc

Kỹ sư Cơ khí – Ngành nghề có mức thu nhập đáng mơ ước tại Úc

Theo thống kê mới đây của PayScale – trang web của Mỹ cung cấp thông tin về lương, lợi ích và thông tin bồi thường, mức lương trung bình của một kỹ sư cơ khí tại Úc là 72.175Au (Đô-la Úc, đơn vị tiền tệ của Úc), tương đương với gần 1,3 tỷ đồng/năm.

Chi tiết
400 doanh nghiệp tham gia Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp sản xuất và cơ khí chế tạo

400 doanh nghiệp tham gia Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp sản xuất và cơ khí chế tạo

Gần 400 doanh nghiệp đến từ 16 quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ có mặt tại Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp sản xuất và cơ khí chế tạo (MTA Vietnam) diễn ra từ ngày 3 -7/7/2018 tại TPHCM.

Chi tiết
icon zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0913 772 724